Chi phí vận hành xe nâng luôn là điều được nhiều Khách hàng quan tâm khi đầu tư xe nâng. Câu hỏi: “Liệu giá bán của các loại xe nâng có tương xứng với giá trị sử dụng của nó hay không?” hay “Tổng chi phí sở hữu (chi phí đầu tư + chi phí vận hành + chi phí bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa…) so với giá trị sử dụng có lợi về mặt kinh tế hay không?” luôn được đặt ra khi đầu tư xe nâng.
Ngoài ra, mối quan tâm liên quan đến lựa chọn chủng loại xe nâng đi kèm với chi phí như: “Về lâu dài, chi phí vận hành của xe nâng dầu với xe nâng điện cái nào có lợi hơn?”. Cùng Yale Forklifts Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Chi phí vận hành xe nâng hàng gồm những chi phí nào?
Để vận hành xe nâng hàng, chúng ta cần xác định và tính toán những chi phí vận hành sau:
Chi phí nhiên liệu vận hành
Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Bởi vì nó chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí vận hành.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận hành về nhiên liệu như: Giá thành nhiên liệu, loại động cơ và công suất động cơ của xe nâng, thời gian sử dụng của xe nâng (xe nâng có thời gian sử dụng càng lâu thì càng tiêu tốn nhiều nhiên liệu)…
Chi phí bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa
Với xe nâng được đầu tư mới thì thông thường trong 02 năm đầu chi phí bảo trì, bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa các hư hỏng phát sinh do lỗi nhà máy được nhà sản xuất chi trả vì nằm trong chính sách bảo hành.
Sau khi hết thời gian bảo hành thì các chi phí vận hành liên quan đến bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa… cần được tính toán chi tiết, bao gồm: chi phí cho nhân sự kỹ thuật, chi phí cho vật tư tiêu hao, phụ tùng thay thế, chi phí giảm năng suất do hao mòn máy móc, chi phí thuê xe trong quá trình sửa chữa…
Các chi phí vận hành khác
Ngoài ra, khi vận hành xe nâng dầu còn phát sinh thêm các chi phí khác như: chi phí cho nhân sự vận hành, chi phí cho an toàn vận hành, chi phí khắc phục sự cố, tai nạn xe nâng…
Tuy nhiên, để so sánh chi phí vận hành giữa xe nâng dầu và xe nâng điện, thì các chi phí trong mục “chi phí khác” này coi như là như nhau, vì thế chúng ta chỉ xét đến 02 loại chi phí chính, đó là: chi phí nhiên liệu và chi phí bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa.
So sánh về chi phí vận hành của xe nâng dầu và xe nâng điện
Chúng ta cùng tìm hiểu và so sánh chi phí vận hành của 2 loại xe qua các yếu tố dưới đây:
So sánh về chi phí nhiên liệu vận hành
Chúng ta đã biết sự khác biệt rõ ràng về phần nhiên liệu/năng lượng vận hành của 02 loại xe nâng dầu và xe nâng điện, đó là một bên sử dụng dầu diesel, còn một bên sử dụng điện.
Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu của xe nâng điện là lớn hơn, nhưng xét đến chi phí cho nhiên liệu, năng lượng vận hành, ai cũng cho rằng chi phí cho xe nâng điện sẽ ít hơn xe nâng dầu, thực tế như thế nào?
Sử dụng chung một cơ sở để tính toán, đó là:
– Trọng tải xe nâng: 03 tấn
– Thời gian sử dụng: 03 năm
– Thời gian vận hành/ ngày: 8h
Theo thông tin từ các nhà sản xuất và kinh nghiệm vận hành xe nâng điện, trong 01 giờ vận hành, xe nâng điện có thể tiêu tốn khoảng 5 số điện, trong 8h là 40 số điện. Với giá điện trung bình hiện tại khoảng 1,800đ/ số điện, thì chi phí cho năng lượng điện vận hành vào khoảng 72,000đ / 8h vận hành (1 ngày).
Trong khi đó, chi phí nhiên liệu vận hành của xe nâng dầu ~03 lít dầu/1 giờ làm việc, tương đương với ~24 lít dầu/ ngày làm việc. Với mức giá dầu hiện tại ~24,500đ/lít thì chi phí cho nhiên liệu vận hành của xe nâng dầu ~588,000đ/8h vận hành (1 ngày).
Ta có thể thấy chi phí cho nhiên liệu của xe nâng dầu cao hơn rất nhiều so với xe nâng điện, tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng, chi phí đầu tư ban đầu của xe nâng điện lại cao hơn đáng kể so với xe nâng dầu.
So sánh về chi phí vận hành bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa…
Thông tin từ các nhà sản xuất và kinh nghiệm từ những người vận hành xe nâng cho biết rằng chi phí bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa của xe nâng điện cũng rẻ hơn và đơn giản hơn so với xe nâng dầu, chi tiết như sau:
Chi phí bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa của xe nâng điện bao gồm: thay dầu thủy lực, thay dầu hộp số, thay dầu cầu…, châm axit, nước cất (đối với bình lead-acid), thay thế, sửa chữa bình điện (nếu có) và các chi phí khác.
Chi phí bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa của xe nâng dầu bao gồm: thay các loại lọc, thay dầu máy, thay dầu thủy lực, dầu hộp số, dầu cầu và các chi phí khác.
So sánh về thời gian vận hành liên tục
Dễ nhận thấy, xe nâng dầu có khả năng vận hành liên tục cao hơn xe nâng điện khi chỉ cần bổ sung nhiên liệu là có thể ngay lập tức vận hành, còn xe nâng điện thì cần phải có thời gian nghỉ ngơi để sạc lại bình điện.
So sánh về chi phí vận hành khấu hao của xe nâng dầu với xe nâng điện
Khấu hao xe nâng hay khấu hao tài sản cố định đều tuân theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại phụ lục 01 của thông tư 45/2013/TT-BTC, xe nâng hàng có thời gian khấu hao tối thiểu là 6 năm và tối đa là 10 năm, không phân biệt xe nâng dầu hay xe nâng điện.
Tuy nhiên, vì đặc thù trong điều kiện vận hành của xe nâng dầu và xe nâng điện, nên có sự khác biệt trong việc khấu hao. Xe nâng điện thường có thời gian khấu hao dài hơn do chi phí đầu tư ban đầu của nó nhìn chung là cao hơn so với xe nâng dầu so sánh tại cùng phân khúc tải trọng.
Sau thời gian sử dụng từ khoảng 6-7 năm, xe nâng dầu yêu cầu phải bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên hơn đồng thời thay thế các loại phụ tùng hao mòn, hư hỏng thì mới có thể vận hành hiệu quả được.
Với xe nâng điện, sau khoảng 4-5 năm, hoặc khoảng từ 1200-1400 lần sạc, thì bình điện sẽ đạt tuổi thọ của nó, Khách hàng nên dự trù chi phí để thay mới bình điện để hiệu suất làm việc được ổn định.
Theo những thông tin trên, kết hợp với kinh nghiệm thực tế của những người vận hành xe nâng, trong khoảng thời gian 03 năm đầu, thì chi phí sở hữu (chi phí đầu tư + chi phí vận hành) của một chiếc xe nâng dầu hay xe nâng điện là gần như nhau.
Tuy nhiên, về lâu dài thì chi phí sở hữu cho một chiếc xe nâng dầu lại cao hơn rất nhiều, nguyên nhân đến từ việc chênh lệch lớn về chi phí vận hành.
Để lựa chọn được xe nâng phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp, cần xét đến rất nhiều yếu tố, để tham khảo thêm thông tin về việc lựa chọn xe nâng dầu hay xe nâng điện, Quý Khách hàng có thể tham khảo tại bài viết:
https://yale.com.vn/tin-tuc/xe-nang-dien-va-xe-nang-dong-co-dot-trong–dau-xang-gas-loai-nao-tot-hon.
Với tầm nhìn dài hạn và cam kết không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, Xe nâng Yale Việt Nam tự hào là địa chỉ đáng tin cậy cho mọi doanh nghiệp và tổ chức có nhu cầu mua xe nâng mới, xe nâng cũ chính hãng, giá rẻ. Sự hài lòng của khách hàng chính là tâm huyết của chúng tôi.
Trụ sở chính: 39 Nguyễn Bỉnh Khiêm, p.1, q.Gò Vấp
Trung tâm trưng bày và dịch vụ Bình Dương: Lô 01, đường số 9, KCN Sóng Thần 1, Dĩ An, Bình Dương.
Chi nhánh Hà Nội: Văn phòng CO, Tầng 8, Tháp C, Tòa nhà Hồ Gươm Plaza, 102 Trần Phú, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội
Trung tâm trưng bày và dịch vụ Hà Nội: TC06, Lô DX2, Tổng cục 5, xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Hà Nội
Chi nhánh và trung tâm dịch vụ Bình Định: thôn Phong Tấn, xã Phước Lộc, Huyện Tuy Phước, Bình Định
Hotline: 0896 461 728
Email: info@yale.com.vn
Website: https://yale.com.vn
Mọi yêu cầu báo giá và hỗ trợ thông tin về xe nâng mới, xe nâng cũ nói riêng và thiết bị nâng hạ nói chung, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với đội ngũ Xe nâng Yale Việt Nam qua Hotline: 0896.461.728 để chúng tôi có cơ hội phục vụ Quý Khách!