Xe nâng điện là phương tiện nâng hạ hàng hóa được sử dụng ngày một rộng rãi trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Giống như các loại phương tiện, máy móc khác, xe nâng điện cũng cần được chú ý bảo dưỡng đúng hạn và đúng kỹ thuật. Cùng Yale Forklifts Vietnam tìm hiểu thêm về quy trình bảo dưỡng xe trong bài viết dưới đây:
Tại sao cần bảo dưỡng xe nâng điện thường xuyên?
Công tác bảo dưỡng, bảo trì xe nâng điện đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sử dụng xe. Việc bảo dưỡng xe nâng điện thường xuyên sẽ mang lại những lợi ích sau:
– Đảm bảo cho việc vận hành xe được an toàn cho cả người điều khiển xe và hàng hóa.
– Kéo dài tuổi thọ cho thiết bị và phụ tùng trên xe.
– Kịp thời phát hiện các lỗi trên xe.
– Cắt giảm chi phí đến mức thấp nhất khi sửa chữa xe hoặc khi xe đến thời kỳ bảo dưỡng.
Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện đúng chuẩn
Một quy trình bảo dưỡng xe nâng điện đạt chuẩn sẽ bao gồm 9 bước sau đây:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt xe nâng điện
Xe nâng điện thường được vệ sinh bằng các biện pháp vệ sinh khô. Ngoài ra, khách hàng còn có thể dùng xăng hoặc các hóa chất chuyên dụng nhằm tẩy sạch các vết dơ, vết gỉ sét bám trên thân xe.
Bước 2: Kiểm tra bình điện
Bình điện là bộ phận vô cùng quan trọng trong xe nâng điện. Bộ phận này cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động của xe. Do đó, cần chú ý vệ sinh bình điện, kiểm tra nước bình và châm thêm nước trong trường hợp lượng nước trong bình không đạt yêu cầu.
Bước 3: Kiểm tra hệ thống sạc bình
Hệ thống sạc bình có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của bình điện. Hãy kiểm tra khi bình điện được sạc đầy, hệ thống sạc có tự động ngắt hay không. Nếu không, khách hàng nên có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế bộ sạc ngay nếu cần thiết để tránh gây ảnh hưởng đến công suất bình điện.
Bước 4: Bơm mỡ vào hệ thống bánh xe và các bộ phận chuyển động của xe
Sau khi đảm bảo hệ thống sạc bình và bình điện đều hoạt động tốt, Khách hàng cần tiến hành bơm mỡ vào các bánh xe và các bộ phận chuyển động của xe như xi lanh, hệ thống phanh,… Điều này sẽ giúp các bộ phận trên hoạt động trơn tru, dễ dàng hơn và giảm bớt ma sát gây hao mòn phụ tùng.
Bước 5: Kiểm tra hệ thống thủy lực
Kiểm tra lượng nhớt trong van, ống dẫn nhớt,.. Nếu nhớt bị thiếu, cần phải châm thêm để đảm bảo xe hoạt động tốt. Đặc biệt, nếu nhớt cũ không thể sử dụng được nữa, hãy thay nhớt mới cho xe.
Bước 6: Kiểm tra động cơ chạy và hệ thống thủy lực phần nâng hạ
Đó đều là những bộ phận vô cùng quan trọng trong cấu tạo xe nâng điện. Đừng quên bơm mỡ bò vào nhông, xích, bạc đạn,… để các bộ phận này không bị khô, gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của xe.
Bước 7: Vệ sinh các bo mạch điện tử và kiểm tra các đầu nối của dây điện
Chú ý vệ sinh các bo mạch điện tử đúng kỹ thuật bằng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Kiểm tra các đầu nối của dây điện, đảm bảo các bộ phận này vẫn hoạt động tốt. Trường hợp có dấu hiệu hư hỏng, hãy thay thế ngay hoặc có biện pháp cách điện để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng.
Bước 8: Kiểm tra hệ thống thắng, đèn, còi
Để đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe cũng như những người xung quanh, hãy chắc chắn các bộ phận như thắng xe, đèn và còi đều hoạt động tốt. Khi xuống dốc hoặc di chuyển xe trên các địa hình khác nhau, thắng xe là một bộ phận rất quan trọng. Hệ thống cảnh báo trên xe nâng điện như đèn, còi cũng góp phần đảm bảo an toàn cho toàn bộ khu vực hoạt động của xe.
Bước 9: Kiểm tra hệ thống lái trợ lực điện và chuyển động của hệ thống này
Cuối cùng, đừng quên kiểm tra hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện. Đây được ví như hệ thống tiêu chuẩn trên các dòng xe nâng hiện đại ngày nay. Hãy chú ý bơm dầu mỡ vào hệ thống này để đảm bảo các bộ phận đều chuyển động trơn tru, nhịp nhàng, không gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
Lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng bộ sạc và bình điện xe nâng:
Trong quá trình bảo dưỡng xe nâng điện, cần đặc biệt chú ý những điểm sau để đảm bảo hệ thống sạc và bình điện hoạt động ở hiệu suất tốt nhất:
- Đối với hệ thống sạc điện trên xe nâng điện:
– Chú ý sử dụng biến áp để cấp nguồn thích hợp cho bộ sạc 3 pha hoặc 1 pha.
– Công suất đạt chuẩn của biến áp dao động từ 8kW đến 10kW.
– Thời gian sạc bình điện an toàn dao động từ 4h đến 6h trên 1 lần sạc.
- Đối với bình điện trên xe nâng điện:
– Nhiệt độ khi sạc bình điện không được vượt quá 50°.
– Không sạc bình điện gần nguồn lửa để tránh cháy nổ xảy ra.
– Trước và sau khi sạc bình, nếu lượng nước cất trong bình điện giảm, có thể bổ sung thêm nước cất cho đồng đều ở các hộc bình.
– Nắp các hộc bình cần ở trạng thái mở trong suốt thời gian nạp bình.
– Tỉ trọng dung dịch điện phân tiêu chuẩn là 1,28g. Nếu tỉ trọng này quá cao hoặc quá thấp đều sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của bình.
– Chú ý đậy các nắp hộc bình và vệ sinh bình điện (khô hoặc ướt) sau khi sạc điện xong.
Hy vọng quý khách hàng đã nắm được những thông tin hữu ích về bảo dưỡng xe nâng điện cũng như quy trình bảo dưỡng xe nâng điện hiệu quả, đạt chuẩn.
Với tầm nhìn dài hạn và cam kết không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, Xe nâng Yale Việt Nam tự hào là địa chỉ đáng tin cậy cho mọi doanh nghiệp và tổ chức có nhu cầu mua xe nâng mới, xe nâng cũ chính hãng, giá rẻ. Sự hài lòng của khách hàng chính là tâm huyết của chúng tôi.
Trụ sở chính: 39 Nguyễn Bỉnh Khiêm, p.1, q.Gò Vấp
Trung tâm trưng bày và dịch vụ Bình Dương: Lô 01, đường số 9, KCN Sóng Thần 1, Dĩ An, Bình Dương.
Chi nhánh Hà Nội: Văn phòng CO, Tầng 8, Tháp C, Tòa nhà Hồ Gươm Plaza, 102 Trần Phú, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội
Trung tâm trưng bày và dịch vụ Hà Nội: TC06, Lô DX2, Tổng cục 5, xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Hà Nội
Chi nhánh và trung tâm dịch vụ Bình Định: thôn Phong Tấn, xã Phước Lộc, Huyện Tuy Phước, Bình Định
Hotline: 0896 461 728
Email: info@yale.com.vn
Website: https://yale.com.vn
Mọi yêu cầu báo giá và hỗ trợ thông tin về xe nâng mới, xe nâng cũ nói riêng và thiết bị nâng hạ nói chung, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với đội ngũ Xe nâng Yale Việt Nam qua Hotline: 0896.461.728 để chúng tôi có cơ hội phục vụ Quý Khách!