Xe nâng điện là gì? Phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động

Xe nâng điện là dòng xe nâng hàng chạy bằng điện và có khả năng hoạt động êm ái, nhẹ nhàng, không tạo ra khí thải độc hại cho người sử dụng và môi trường. Có lẽ vì vậy mà hiện nay, xe được sử dụng vô cùng phổ biến trong các công nghiệp sản xuất, chế tạo, logistic và lưu trữ hàng hóa.Tuy vậy, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về cấu tạo cũng như cách thức hoạt động của xe. Bài viết dưới đây, Xe nâng Yale Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về dòng xe nâng điện là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động nhằm đảm bảo giúp quý khách vận hành xe an toàn với hiệu suất tốt nhất. 

Xe nâng điện là gì?

Xe nâng điện là loại xe nâng hàng sử dụng động cơ điện để vận hành. Nó được thiết kế để nâng và di chuyển các loại hàng hóa nặng trong kho bãi, nhà máy và các khu vực logistics. Xe nâng điện hoạt động bằng pin sạc, thân thiện với môi trường và phù hợp sử dụng trong không gian kín.

Xe nâng điện có cấu tạo gồm khung xe, cột nâng, càng nâng và hệ thống điều khiển. Động cơ điện giúp xe di chuyển và nâng hạ hàng hóa một cách êm ái, chính xác. So với xe nâng dầu diesel, xe nâng điện có ưu điểm là không phát thải, ít tiếng ồn và chi phí vận hành thấp hơn. Tuy nhiên, thời gian sử dụng liên tục bị hạn chế bởi dung lượng pin.

Phân loại xe nâng điện

Nhìn chung, các loại xe nâng điện hiện nay được chia thành hai nhóm chính là xe đứng lái và xe ngồi lái. Cụ thể:

Xe nâng điện đứng lái: Đúng như tên gọi, dòng xe này không có ghế dành cho người lái. Xe được thiết kế tinh gọn để phù hợp sử dụng cho cả những không gian rộng và hẹp. Xe nâng điện đứng lái còn chia thành hai nhóm nhỏ là xe có bệ đứng láixe có buồng lái

Xe nâng điện ngồi lái: Trái với xe nâng điện đứng lái, phần buồng lái của xe nâng điện ngồi lái được trang bị ghế ngồi thoải mái dành cho người điều khiển xe. Ngoài ra, xe còn được trang bị các tiện ích thông minh khác như hộp số tự động, bảng điều khiển,cảm biến người vận hành,… Nhờ vậy mà quá trình vận hành xe nâng điện ngồi lái sẽ dễ dàng và thoải mái hơn.

Cấu tạo của xe nâng điện chi tiết

Các thành phần cấu tạo cơ bản của xe nâng điện
Các thành phần cấu tạo cơ bản của xe nâng điện

Xe nâng điện là một thiết bị nâng được sử dụng rộng rãi trong di chuyển và xếp dỡ hàng hóa hiện nay. Tuy từng hãng sản xuất sẽ có những mẫu xe nâng điện với thiết kế riêng, nhưng chúng đều có chung một số đặc điểm cấu tạo cơ bản. Sau đây là những thành phần quan trọng cấu tạo nên xe nâng điện chi tiết:

Trụ nâng (Mast)

Trụ nâng là cụm thẳng đứng được lắp ở phía trước xe nâng, có nhiệm vụ nâng, hạ hàng hóa cũng như nâng đỡ càng nâng. Vì thế, bộ phần này được chế tạo chắc chắn từ các nguyên vật liệu có khả năng chịu lực tốt. Nhờ vậy mới có thể đảm bảo được hiệu suất vận hành và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Có 2 loại trụ nâng cơ bản bao gồm trụ nâng giới hạn nâng hạ (limited free lift) và không giới hạn nâng hạ(full free lift), bên cạnh đó tùy vào mục đích sử dụng, độ cao nâng mà khách hàng có thể chọn trụ nâng 2 tầng, 3 tầng và 4 tầng.

Giá đỡ tải (Carriage)

Giá đỡ tải hỗ trợ trụ nâng làm nhiệm vụ nâng đỡ hàng hóa. Bộ phận này được chế tạo từ thép dày nhằm đảm bảo chịu được tải trọng lớn và góp phần bảo vệ hàng hóa trong quá trình nâng hạ.

Càng nâng (Fork)

Càng nâng là bộ phận của xe nâng điện trực tiếp tác động lên các pallet hàng hóa trong quá trình vận hành xe. Hình dáng gần giống chữ L, được gắn vào giá nâng nhờ các chốt.

Đối trọng (Counterweight)

Đây là bộ phận hết sức quan trọng trên xe nâng điện. Đúng như tên gọi, đối trọng có chức năng giữ thăng bằng cho xe trong quá trình nâng hạ, di chuyển hàng hóa. 

Khung bảo vệ (Overhead Guard)

Khung bảo vệ trên xe nâng điện được chế tạo từ kim loại chắc chắn. Điều này nhằm bảo vệ sự an toàn của người điều khiển xe, giúp tránh các vật rơi từ trên cao cũng như những tác động từ bên ngoài.

Động cơ điện

Xe nâng điện cần có động cơ điện để vận hành. Động cơ này là một hệ thống mô tơ khép kín được tích hợp bên trong xe. Các dòng xe khác nhau sử dụng động cơ điện khác nhau.

Hệ thống điều khiển

Hệ thống điều khiển xe nâng giúp kết nối người sử dụng với bộ máy của xe. Hệ thống này vận hành thông qua các cảm biến từ và hệ thống bo mạch điều khiển bên trong. 

Bo mạch điều khiển

Các bo mạch điều khiển chứa các con chíp điện tử. Hệ thống các bo mạch này giao tiếp với nhau thông qua các con chíp để truyền dẫn tín hiệu từ người điều khiển xe đến các bộ phận của xe.

Hệ thống bánh xe

Bánh xe nâng điện được chế tạo từ nhựa PU cao cấp hoặc cao su. Hệ thống bánh xe trên xe nâng điện bao gồm các bánh tải và bánh lái giúp cho xe di chuyển trơn tru trong quá trình vận hành.

Nguyên lý hoạt động của xe nâng điện

Để vận hành xe nâng điện hiệu quả, người sử dụng cần nắm được nguyên lý làm việc của xe. Xe nâng điện sử dụng nguồn điện được cung cấp bởi hệ thống bình điện. Động cơ điện sử dụng trên xe là DC hoặc AC. Thời gian sạc cho bình điện của xe giao động từ 6-8 tiếng trên 1 lần sạc. 

Xe nâng điện sử dụng nguồn điện được cung cấp bởi hệ thống bình điện
Xe nâng điện sử dụng nguồn điện được cung cấp bởi hệ thống bình điện

Xe nâng điện có hai hình thức hoạt động chính là di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác và nâng hàng hóa từ vị trí thấp lên cao (và ngược lại). Trong đó, quan trọng nhất là chức năng nâng, hạ hàng hóa ở những độ cao nhất định. Cụ thể, quá trình này diễn ra như sau:

  • Đầu tiên, càng nâng được đưa vào vị trí pallet hàng hóa. Bộ phận bơm dầu thủy lực đẩy dầu vào trong xi lanh nâng. Nhờ vậy, trụ nâng của xe được đẩy lên cao. Khi đó, các tầng trụ trượt lên cao lên cao nhờ sự hỗ trợ của mỡ chịu nhiệt và các con lăn.
  • Dây xích trong động cơ di chuyển nhờ hệ thống bánh đà. Con lăn trên giá nâng sẽ di chuyển theo, kéo càng nâng và pallet lên cao.
  • Trong quá trình càng nâng đưa pallet lên cao, xi lanh nghiêng sẽ ngả về sau để giữ cho pallet và hàng hóa bên trong không bị đổ về phía trước.
  • Khi đạt đến độ cao cần thiết, bộ phận bơm dầu thủy lực sẽ ngừng đẩy dầu vào trong xi lanh nâng. Người điều khiển xe dùng càng nâng đưa hàng hóa vào vị trí yêu cầu.
  • Quá trình nâng kết thúc. Lượng dầu còn lại trong xi lanh nâng sẽ được trả ngược về thùng chứa. Xi lanh tụt dần xuống thấp và đưa trụ nâng về vị trí ban đầu.
  • Xe nâng di chuyển về vị trí đặt hàng hóa trên kho. Giá đỡ tải và càng nâng di chuyển về vị trí thấp nhất, sẵn sàng cho lần nâng – hạ hàng tiếp theo. 

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã nắm được những kiến thức hữu ích về xe nâng điện là gì, cấu tạo của xe nâng điện và nguyên lý hoạt động của nó. Với tầm nhìn dài hạn và cam kết không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, Xe nâng Yale Việt Nam tự hào là địa chỉ đáng tin cậy cho mọi doanh nghiệp và tổ chức có nhu cầu mua xe nâng điện mới, xe nâng cũ chính hãng, dịch vụ thuê xe nâng hàng giá rẻ. Sự hài lòng của khách hàng chính là tâm huyết của chúng tôi.

Trụ sở chính: 39 Nguyễn Bỉnh Khiêm, p.1, q.Gò Vấp

Trung tâm trưng bày và dịch vụ Bình Dương: Lô 01, đường số 9, KCN Sóng Thần 1, Dĩ An, Bình Dương.

Chi nhánh Hà Nội: Văn phòng CO, Tầng 8, Tháp C, Tòa nhà Hồ Gươm Plaza, 102 Trần Phú, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội

Trung tâm trưng bày và dịch vụ Hà Nội: TC06, Lô DX2, Tổng cục 5, xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Hà Nội

Chi nhánh và trung tâm dịch vụ Bình Định: thôn Phong Tấn, xã Phước Lộc, Huyện Tuy Phước, Bình Định

Hotline: 0896 461 728

Email: info@yale.com.vn

Website: http://yale.com.vn

Mọi yêu cầu báo giá và hỗ trợ thông tin về xe nâng mới, xe nâng cũ nói riêng và thiết bị nâng hạ nói chung, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với đội ngũ Xe nâng Yale Việt Nam qua Hotline: 0896.461.728 để chúng tôi có cơ hội phục vụ Quý Khách!

Có thể bạn quan tâm: 

Đề nghị tư vấn và báo giá

      Để lại một bình luận

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *