Bạn đang tìm hiểu thủ tục nhập khẩu xe nâng chính hãng về Việt Nam trong năm 2025? Bài viết dưới đây từ Xe nâng Yale Việt Nam sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước giúp bạn thực hiện thủ tục này nhanh chóng, đúng quy định và tiết kiệm chi phí tối đa.

1. Cơ sở pháp lý về quy định thủ tục nhập khẩu xe nâng
Xe nâng là dòng thiết bị nằm trong danh mục máy móc thiết bị chuyên dùng, phải tuân thủ Luật Hải quan 2014 cùng các văn bản như Thông tư 54/2024/TT-BGTVT, ngày 15 tháng 11 năm 2024 và thông tư số 62/2024/TT-BGTVT ngày 30/06/2022. Các quy định này yêu cầu phải có tờ khai hải quan đúng mã HS xe nâng 8427, giấy chứng nhận phù hợp kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia QCVN 13:2024/BGTVT. Vì vậy, nhập khẩu xe nâng phải chuẩn bị từ khâu định danh mặt hàng đến việc rà soát tính hợp pháp của hồ sơ.

2. Chính sách và điều kiện nhập khẩu xe nâng
Để quá trình nhập khẩu xe nâng diễn ra thuận lợi và đúng quy định, doanh nghiệp cần nắm rõ các chính sách hiện hành và điều kiện pháp lý bắt buộc. Việc tuân thủ đầy đủ những yêu cầu này không chỉ giúp thông quan nhanh chóng mà còn đảm bảo thiết bị được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam.
- Làm đăng kiểm: Xe nâng thuộc “xe máy chuyên dùng’’ do Bộ Xây Dựng quản lý (tên cũ là Bộ Giao Thông Vận tải). Đối với xe nâng có động cơ di chuyển theo quy định hiện tại phải đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tại Công Thông Tin Một Cửa Quốc Gia do Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý. Sau khi Cục Đăng Kiểm cấp số ĐKKT thì tiến hành truyền tờ khai. Sau khi đóng thuế hoàn tất thủ tục hải quan thì tờ khai sẽ được “thông quan”, đem hàng về kho và tiến hành mời Đăng Kiểm kiểm tra hiện trường. Nếu xe kiểm tra phù hợp với hồ sơ thì Đăng Kiểm sẽ cấp “GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE MÁY CHUYÊN DÙNG NHẬP KHẨU” hoàn tất thủ tục nhập khẩu xe nâng vào Việt Nam.
- Ngoài ra xe nâng thuộc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải đăng ký làm kiểm định trước khi đưa vào sử dụng theo quy định thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH: Theo quy định, xe nâng tự hành có tải trọng ≥ 1.000 kg phải làm kiểm định theo QCVN 25:2015/BLĐTBXH. Hồ sơ kiểm định bao gồm:
- Tem kiểm định
- Biên bản kiểm định
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Quyển sách gốc lý lịch xe nâng
- Tôn trọng quy định về nhãn mác và xuất xứ: Theo Thông tư 54/2024/TT-BGTVT, xe nâng nhập khẩu phải gắn nhãn mác rõ ràng (tên, địa chỉ nhập khẩu, xuất xứ…) trước khi lưu thông trong lãnh thổ Việt Nam.

3. Hồ sơ nhập khẩu xe nâng cần chuẩn bị
Để đảm bảo quá trình thông quan diễn ra nhanh chóng, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hồ sơ cần được lập chính xác, thống nhất về thông tin kỹ thuật và xuất xứ, nhằm đảm bảo hợp lệ trong khâu kiểm tra chuyên ngành và hưởng ưu đãi thuế quan nếu có. Dưới đây là các chứng từ không thể thiếu trong bộ hồ sơ nhập khẩu xe nâng:
- Vận đơn (Bill of Lading): Là chứng từ xác nhận phương thức vận chuyển và hàng hóa đang trên đường tới cảng Việt Nam. Cần thể hiện rõ người gửi – người nhận, cảng đến và HS code.
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Là căn cứ xác định trị giá tính thuế và nội dung hàng hóa. Hóa đơn cần thể hiện rõ: tên xe nâng, model, số lượng, đơn giá, tổng giá trị, điều kiện giao hàng (Incoterms).
- Phiếu đóng gói (Packing List): Ghi chi tiết kích thước, khối lượng và số kiện hàng, giúp hải quan kiểm tra thực tế nhanh chóng hơn.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Origin): Đối với xe nâng nhập khẩu từ các nước thuộc hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (như ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản…), C/O.
- Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q – Certificate of Quality): Do nhà sản xuất hoặc tổ chức kiểm định cấp, xác nhận xe nâng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đã công bố.
4. Quy trình chi tiết thủ tục nhập khẩu xe nâng
Thủ tục nhập khẩu xe nâng tại Việt Nam không quá phức tạp nếu doanh nghiệp nắm rõ các bước và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Việc tuân thủ đúng quy trình không chỉ giúp thông quan nhanh chóng mà còn giảm thiểu rủi ro bị phạt hoặc kiểm định lại do sai sót chứng từ. Dưới đây là quy trình chi tiết từng bước làm thủ tục:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu xe nâng
Trước tiên, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo mục 3 đã nêu, đồng thời xác định đúng mã HS Code cho xe nâng để áp mã thuế chính xác và kiểm tra xem hàng hóa có thuộc diện kiểm tra chuyên ngành hay không. Ví dụ: xe nâng chạy điện có thể có HS code 8427.10, trong khi xe nâng động cơ có thể thuộc mã 8427.20.
Bước 2: Thực hiện khai báo trên hệ thống hải quan điện tử
Thực hiện khai báo trên hệ thống VNACCS/VCIS – hệ thống thông quan điện tử do Tổng cục Hải quan vận hành. Doanh nghiệp cần:
- Nhập thông tin lô hàng theo tờ khai nhập khẩu.
- Đính kèm đầy đủ chứng từ như: invoice, packing list, vận đơn, C/O, C/Q…
- Ký số điện tử và nộp hồ sơ qua mạng.
Hệ thống sẽ phân luồng tự động: luồng xanh (miễn kiểm tra), luồng vàng (kiểm tra hồ sơ), hoặc luồng đỏ (kiểm tra cả hồ sơ và hàng thực tế).
Bước 3: Kiểm tra hải quan và xác nhận thông quan
- Nếu thuộc luồng vàng hoặc đỏ, cán bộ hải quan sẽ kiểm tra kỹ hồ sơ và/hoặc lấy mẫu thực tế để đối chiếu.
- Doanh nghiệp nộp các khoản thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) theo biểu thuế tương ứng
- Sau khi kiểm tra xong và không có vi phạm, hải quan sẽ xác nhận thông quan trên hệ thống.
Bước 4: Nhận lệnh giao hàng
Khi xe cập cảng liên hệ đại lý hàng tàu nhận lệnh giao hàng – EDO. Bố trí xe lấy hàng đưa về kho.
Bước 5: Mời Đăng kiểm kiểm tra hiện trường
Sau khi xe về kho kiểm tra vận hành xe…Mời đăng kiểm kiểm tra hiện trường. Nếu xe thực tế đúng với hồ sơ thì trong vòng 7 ngày Đăng Kiểm sẽ duyệt kết quả. Sau khi tra hệ thống online trên cổng một cửa thấy hồ sơ được duyệt sẽ tiến hành làm thao tác thanh toán phí và đóng phí. Trong vòng 7 ngày kể từ khi đóng phí Đăng Kiểm sẽ gửi bản gốc giấy chứng nhận “GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE MÁY CHUYÊN DÙNG NHẬP KHẨU’’
Doanh nghiệp nên lưu trữ đầy đủ các giấy tờ quan trọng sau để phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu và quản lý sau này:
- Bản tờ khai hải quan đã được cơ quan chức năng xác nhận thông quan.
- Hóa đơn thương mại, bảng kê đóng gói (Packing List) và vận đơn vận chuyển (Bill of Lading).
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) từ nhà sản xuất hoặc tổ chức kiểm định.
- Biên bản bàn giao xe nâng và các giấy tờ liên quan đến đăng kiểm kỹ thuật (nếu thiết bị sử dụng tại công trường hoặc yêu cầu kiểm định an toàn lao động).

5. Thuế nhập khẩu xe nâng là bao nhiêu?
Thuế nhập khẩu: xe nâng thuế nhập khẩu vào Việt Nam là 0%
Thuế Giá trị gia tăng (VAT)
- Thuế VAT áp dụng chung cho xe nâng nhập khẩu là 8%.
- Cách tính: VAT = 8% × (Giá CIF ). Trong đó, Giá CIF là giá hàng hóa tại cửa khẩu nhập đầu tiên bao gồm giá hàng + cước vận chuyển + bảo hiểm.
Chi phí khác cần lưu ý khi nhập khẩu xe nâng
Ngoài thuế, doanh nghiệp còn cần dự trù thêm các khoản chi phí sau:
- Phí làm thủ tục hải quan, logistics, vận chuyển nội địa.
- Chi phí đăng kiểm
- Chi phí làm kiểm định
- Chi phí lưu kho, lưu bãi tại cảng (nếu thời gian thông quan kéo dài).
- Chi phí dịch vụ của đơn vị khai thuê hải quan (nếu không tự thực hiện).

6. Những lưu ý quan trọng để nhập khẩu xe nâng thuận lợi
Thủ tục nhập khẩu xe nâng tại Việt Nam nhìn chung không quá phức tạp, tuy nhiên chỉ cần một sai sót nhỏ trong mã HS, chứng từ hay đăng kiểm có thể khiến lô hàng bị ách tắc, chậm thông quan hoặc phát sinh thuế ngoài dự kiến. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn nhập khẩu xe nâng nhanh chóng và đúng quy định:
- Xác định chính xác mã HS code: HS code (Mã số hàng hóa) là căn cứ để tính thuế và áp dụng chính sách quản lý hàng nhập khẩu. Với xe nâng, mã phổ biến là: 8427.10.00 – Xe nâng dùng điện và 8427.20.00 – Xe nâng chạy động cơ dầu, gas.
- Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu đầy đủ, chính xác: Bộ hồ sơ nhập khẩu xe nâng cần có: C/O (Certificate of Origin), C/Q (Certificate of Quality), vận đơn, invoice, packing list…

Kết luận
Thủ tục nhập khẩu xe nâng tại Việt Nam năm 2025 yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị kỹ lưỡng từ hồ sơ pháp lý, chứng từ kỹ thuật, đến thủ tục hải quan và thuế phí. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện đúng theo quy định và sử dụng dịch vụ hỗ trợ từ các đối tác uy tín như Xe nâng Yale Việt Nam, quá trình nhập khẩu sẽ trở nên nhanh chóng, tiết kiệm và an toàn.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ:
Trụ sở chính: Số 39, Nguyễn Bỉnh Khiêm, p. Hạnh Thông, TP.HCM
Showroom và TTDV Bình Dương: Lô O1, đường số 9, KCN Sóng Thần, p. Dĩ An, TP.HCM
CN Hà Nội: Cty TNHH KDIC – VPCO, Tầng 8, Tháp C, Tòa nhà Hồ Gươm Plaza, 102 Trần Phú, p. Hà Đông, TP. Hà Nội
Showroom và TTDV Hà Nội: Số 17 Cụm CN Trường An, xã An Khánh, TP. Hà Nội.
CN Hải Phòng: Số 16 Lý Tự Trọng, phường Minh Khai, p. Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng
CN Gia Lai: Thôn Phong Tấn, xã Tuy Phước, Gia Lai
CN Vĩnh Long: Số 7A/2, Ấp Tân Hưng, p. Tân Hạnh, tỉnh Vĩnh Long
- Điện thoại: 0896.461.728
- Email: info@yale.com.vn
- Website: https://yale.com.vn/