Bạn đang gặp vấn đề với xe nâng tay không hạ được? Đây là sự cố phổ biến có thể ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Bài viết này, Xe nâng Yale Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất, đảm bảo xe hoạt động ổn định và bền bỉ.
Nguyên nhân khiến xe nâng tay không hạ được
Xe nâng tay không hạ được là một sự cố phổ biến có thể phát sinh trong quá trình sử dụng, thường gây gián đoạn công việc và tiềm ẩn nguy cơ cho hàng hóa và người sử dụng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng này:
- Van xả bị kẹt khiến dòng chảy dầu không lưu thông, kẹt cơ khí
- Rò rỉ dầu hoặc thiếu hụt dầu thủy lực, dầu thủy lực nhiễm bẩn hoặc có lượng dầu không đủ khiến bơm thủy lực hoạt động kém hiệu quả.
- Gioăng phớt bị mòn hoặc rách, gây rò rỉ dầu, khiến hệ thống không giữ được áp lực.
- Hệ thống bơm thủy lực bị hỏng làm giảm khả năng nâng hạ của xe.
Các nguyên nhân trên cho thấy để đảm bảo xe nâng tay hoạt động ổn định, người sử dụng nên kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng các bộ phận quan trọng nhằm phát hiện và khắc phục sớm những sự cố tiềm ẩn.
Cách khắc phục lỗi xe nâng tay không hạ được
Khi xe nâng tay gặp tình trạng không hạ được càng, việc xử lý kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo công việc không bị gián đoạn. Dưới đây là các bước chi tiết giúp bạn khắc phục lỗi này:
Bước 1: Cố định xe nâng
Đặt xe nâng tay lên giá đỡ chắc chắn, đặc biệt kê đế giá ở dưới càng xe để đảm bảo xe không bị trượt. Nếu có thể, nhờ một người giữ xe giúp cố định để hạn chế trơn trượt trong quá trình sửa chữa. Đây là bước quan trọng để đảm bảo an toàn khi thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 2: Tháo ốc xả dầu
Tìm vị trí của ốc xả, thường nằm ở bên phải của bơm thủy lực. Sử dụng cờ lê để tháo ốc này ra. Đặt một máng hứng nhớt dưới ốc xả để chứa lượng dầu thoát ra.
Bước 3: Gỡ chốt ngang cố định đòn bẩy
Tìm chốt ngang cố định đòn bẩy thường. Đặt tua vít đầu dẹt vào một đầu của chốt ngang, dùng búa đóng mạnh vào tua vít để đẩy chốt ngang ra khỏi vị trí. Sau khi chốt được tháo, kéo đòn bẩy ra khỏi thân bơm thủy lực. Điều này giúp bạn tiếp cận phần van bơm bên trong để kiểm tra.
Bước 4: Tháo đầu van bơm
Tiến hành tháo toàn bộ đầu đạn của van bơm nằm bên trong hệ thống thuỷ lực đã được che phủ bởi đòn bẩy. Người dùng có thể sử dụng kìm vặn đầu van ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi có thể tháo rời chúng bằng tay
Bước 5: Kiểm tra và thay thế ron cao su
Tháo ron cao su cũ ra khỏi bơm thủy lực. Nếu ron đã mòn hoặc rách hãy thay thế bằng ron cao su mới. Trước khi đặt ron mới vào, hãy vệ sinh thật sạch vị trí đặt ron, loại bỏ mọi cặn bẩn, gỉ sét còn sót lại. Đặt ron mới vào thân bơm và đảm bảo chúng được đặt đúng vị trí.
Bước 6: Đổ dầu thủy lực mới
Gắn đòn bẩy vào bên thân bơm thủy lực và cố định lại bằng chốt ngang. Sau đó, mở ốc dầu ở vị trí gần tay cầm nhất và đổ dầu thủy lực vào lỗ đến khi dầu lấp đầy đáy lỗ. Lưu ý đổ dầu cẩn thận để tránh tràn ra ngoài và kiểm tra lại để đảm bảo lượng dầu đủ và không bị nhiễm bẩn.
Bước 7: Vặn chặt lại các ốc xả dầu
Cuối cùng, gắn các ốc xả dầu trở lại vị trí ban đầu trên thân bơm và sử dụng tua vít để vặn chặt. Khi đã hoàn thành, nhấc xe nâng tay ra khỏi giá đỡ và kiểm tra lại toàn bộ hệ thống nâng hạ để đảm bảo xe hoạt động trơn tru.
Bằng cách thực hiện đầy đủ các bước này, xe nâng tay của bạn sẽ được khắc phục lỗi không nâng hoặc hạ được càng và trở lại hoạt động bình thường. Nếu sau khi thực hiện các bước này mà xe vẫn không hoạt động tốt, bạn nên mang xe đến cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ thêm.
Lưu ý về sử dụng xe nâng tay để hạn chế gặp sự cố
Để hạn chế sự cố trong quá trình sử dụng xe nâng tay, người sử dụng cần lưu ý những điểm sau:
- Kiểm tra dầu thủy lực định kỳ, đảm bảo mức dầu luôn đủ và không bị nhiễm bẩn
- Kiểm tra tình trạng của các ốc xả và các bộ phận khác, đảm bảo chúng được vặn chặt và không bị rò rỉ dầu
- Tránh sử dụng xe nâng tay để nâng hàng quá tải trọng tối đa cho phép của xe vì có thể gây hỏng hóc hệ thống thủy lực và cấu trúc xe
- Không sử dụng xe nâng tay trên bề mặt gồ ghề hoặc không bằng phẳng để tránh làm hỏng bánh xe và gây mất cân bằng
- Huấn luyện nhân viên vận hành xe nâng tay đúng cách, bao gồm cả việc xử lý các tình huống khẩn cấp và nhận biết các dấu hiệu bất thường
- Kiểm tra tình trạng của các bộ phận cao su như gioăng và phớt, thay thế khi có dấu hiệu mòn hoặc hư hỏng để ngăn rò rỉ dầu
- Thực hiện kiểm tra định kỳ toàn bộ xe nâng tay theo lịch bảo dưỡng khuyến nghị để kịp thời phát hiện và khắc phục các vấn đề tiềm ẩn
Nơi sửa chữa các lỗi về xe nâng tay uy tín, chất lượng
Xe nâng Yale Việt Nam là đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp cho các dòng xe nâng tay nói riêng và các loại xe nâng hàng điện, động cơ đốt trong nói chung với đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Các kỹ thuật viên của chúng tôi luôn sẵn sàng chẩn đoán và khắc phục các lỗi một cách nhanh chóng, chính xác, giúp xe của bạn hoạt động trở lại trong thời gian ngắn nhất.
Xe nâng Yale Việt Nam cam kết sử dụng phụ tùng xe nâng điện, động cơ đốt trong và linh kiện chính hãng, đảm bảo độ bền và tính tương thích cho mọi dòng xe nâng tay. Với hệ thống thiết bị hiện đại và quy trình sửa chữa tiêu chuẩn, chúng tôi đảm bảo dịch vụ đạt chất lượng cao, kéo dài tuổi thọ xe và giảm thiểu sự cố trong quá trình sử dụng.
Như vậy, dù gặp bất kỳ nguyên nhân nào khiến xe nâng tay không hạ được, việc kiểm tra và sửa chữa kịp thời là rất quan trọng. Xe nâng Yale Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc bảo trì và sửa chữa xe nâng, giúp tối ưu hoạt động và duy trì hiệu suất làm việc. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 0896 461 728 để được hỗ trợ nhanh chóng và chuyên nghiệp!
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ cho thuê xe nâng hàng giá tốt tại TPHCM
- Xe nâng điện cũ giá rẻ, xe nâng dầu cũ chính hãng giá tốt
- Top các loại xe nâng điện phổ biến được sử dụng hiện nay
- So sánh xe nâng điện và xe nâng dầu, nên chọn loại nào?
- Xe nâng điện 1.5 tấn Yale chính hãng, giá tốt
- Xe nâng điện là gì? Cấu tạo chi tiết và nguyên lý hoạt động
- Báo giá xe nâng điện 1 tấn chính hãng, giá tốt hiện nay